Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)
Thưa bác sĩ, mình 33 tuổi con tiêm HPV được không? Vaccine có còn hiệu quả không? Cảm ơn bác sĩ!
Hoang But, 33 tuổi, Đồng Nai
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

HPV là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh ung thư như cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, vòm họng, hậu môn... Tiêm vaccine HPV là cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất để phòng bệnh.

Theo hướng dẫn, vaccine HPV được khuyến cáo tiêm cho nam và nữ giới từ 9-26 tuổi. Phụ nữ dù đã sinh con rồi hay chưa từng sinh nở, dù quan hệ tình dục hay chưa, đều có thể tiêm được vaccine HPV và vaccine vẫn đảm bảo hiệu quả tốt. Ở các nước phát triển, vaccine phòng HPV còn được mở rộng đối tượng, cho người từ 9 tuổi đến 45 tuổi. Do đó, độ tuổi tiêm chủng phòng HPV là rất rộng.

Những người đã có gia đình hoặc đã từng quan hệ tình dục vẫn nên tiêm vaccine HPV bởi 3 lý do. Thứ nhất, người đã từng quan hệ tình dục nhưng chưa chắc đã bị nhiễm virus HPV, do vậy việc tiêm vaccine vẫn hoàn toàn có thể bảo vệ được phụ nữ khỏi các bệnh do 9 tuýp HPV. Thứ hai, người đã quan hệ tình dục có thể mắc 1 hoặc 2 chủng, không phải mắc tất cả các chủng virus HPV nên việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng HPV khác mà họ chưa mắc phải. Thứ ba, HPV rất dễ lây và tái nhiễm. Miễn dịch của cơ thể sau khi bị nhiễm trùng tự nhiên không đủ để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm, nhưng vaccine lại có thể làm được điều này.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Con em tiêm vaccine lao nhưng không để lại sẹo vậy vaccine có hiệu quả không, thưa bác sĩ?
Trần Thị Vân, 33 tuổi, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Không phải tất cả các bé tiêm vaccine lao BCG đều tạo sẹo hoặc mưng mủ, có khảng 5% các bé sẽ không tạo sẹo. Không có sẹo BCG sau khi tiêm chủng không chứng tỏ được trẻ không được bảo vệ, cũng không khuyến cáo chỉ định tiêm lại vaccine lao.

Lao là một trong 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần thực hiện tiêm vaccine bắt buộc. Tất cả trẻ sơ sinh đều được tiêm chủng vaccine phòng bệnh lao nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tiêm chủng, tức là không có các chống chỉ định hoặc hoãn tiêm. Thông thường tiêm chủng vaccine lao để lại một vết sẹo ở vị trí tiêm, nhiều người không có sẹo vẫn xuất hiện kháng thể bảo vệ.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Cho em hỏi virus bệnh dại sống được bao lâu ngoài môi trường. Ai là người cần nên tiêm dự phòng dại? Em cám ơn ạ
Võ Văn Đức , 38 tuổi, Đông Hà, Quảng Trị
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo).

Sức đề kháng của virus dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút, ở 60 độ C trong 5-10 phút và ở 70 độ C trong 2 phút. Virus bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 40 độ C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 0 độ C, virus sống được từ 3 - 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ.

Bệnh dại là "bệnh tử"", 100% người bệnh có triệu chứng dại sẽ tử vong. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dại trên người là nạn nhân không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vaccine phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách tiêm dự phòng cho chó, mèo và tiêm ngay vaccine cho người khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm... hoặc chủ động tiêm dự phòng cho người trước phơi nhiễm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Sau khi bị chó cắn, tôi chỉ tiêm một mũi vaccine dại liệu có phòng được bệnh không?
Văn Hà, 35 tuổi, Hà Nội
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Dại là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do lây truyền virus dại có trong nước bọt của động vật máu nóng như chó, mèo, dơi, khỉ... sang người thông qua các vết cào, cắn hoặc liếm vào vết thương hở, không phân biệt vết thương lớn hay nhỏ, có chảy máu hay không. Người phát bệnh dại tỷ lệ tử vong gần 100%. Tiêm vaccine phòng dại được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất bảo vệ tính mạng trước căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên tắc của các loại vaccine phòng bệnh khi tiêm vào cơ thể người đều cần một khoảng thời gian và liều lượng nhất định để phát huy tác dụng. Nếu chỉ tiêm 1 mũi, không tuân thủ phác đồ tiêm được khuyến cáo, cơ thể sẽ không tạo đủ kháng thể để chống chọi lại virus dại, bạn có thể gặp nguy hiểm. Do đó hầu hết các loại vaccine phòng bệnh dại đều có quy định rõ ràng số mũi tiêm và khoảng cách tiêm giữa các mũi. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần tiêm theo đúng theo phác đồ đã được khuyến cáo để vaccine phát huy tối đa công dụng bảo vệ cơ thể trước sự nguy hiểm của virus dại.

Nếu tiêm đầy đủ 5 mũi vaccine phòng dại, các lần bị cào, cắn lần sau, bạn thường chỉ cần tiêm thêm 2 mũi, bạn nên đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn cụ thể về việc mới chỉ tiêm một mũi thì cần phác đồ tiêm tiếp như thế nào.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, chúc gia đình bạn thật nhiều sức khỏe!

Nhà tôi nuôi 1 chó, 1 mèo. Tất cả đều được tiêm phòng đầy đủ hàng năm. Khoảng 4-5 tháng trước tôi bị mèo cào. Hiện tại nó vẫn sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị dại. Vậy tôi có cần tiêm vaccine dại hay không?
Nam, 22 tuổi, Vũng Tàu
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Dại là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do lây truyền virus dại có trong nước bọt của động vật máu nóng như chó, mèo sang người thông qua các vết cắn, cào, liếm vào vết thương hở, không phân biệt vết thương lớn hay nhỏ, có chảy máu hay không. Dại khi đã phát bệnh, tỷ lệ tử vong gần 100%. Tiêm vaccine phòng dại được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất bảo vệ tính mạng trước căn bệnh nguy hiểm này.

Trường hợp của bạn có vết cắn đã qua nhiều tháng, con vật vẫn còn sống thì có thể loại trừ khả năng lây bệnh dại của con vật ở thời điểm bị cào. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng vật nuôi của bạn mắc bệnh trong thời gian tới.

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh chó, mèo đã tiêm phòng không lây truyền bệnh dại. Hiệu quả miễn dịch ở động vật sau khi tiêm phòng dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng vaccine, kỹ thuật tiêm, thời điểm tiêm, phác đồ và số mũi tiêm nhắc. Thế giới đã có một số nghiên cứu phát hiện chó, mèo đã tiêm phòng vẫn bị bệnh dại, những người phát bệnh dại đều tử vong. Do đó, nếu bị cắn, cào trong thời gian tới, bạn không nên chủ quan mà nên đi tiêm ngừa.

Ngoài ra, bạn vẫn có thể tiêm dự phòng vaccine dại trước khi bị cắn, cào. Việc tiêm dự phòng dại phù hợp cho những người thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc thú cưng, có khả năng bị các vết thương phơi nhiễm virus dại như bạn. Phác đồ dự phòng gồm 3 mũi, nếu bị cắn, cào các lần sau, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh dù vết thương có nặng.

Cảm ơn bạn, chúc gia đình bạn thật nhiều sức khỏe!

Xin hỏi, khi bị chó, mèo làm tổn thương (bị bầm tím, chưa bị rách da) thì có cần tiêm ngừa không ạ?
Xin cảm ơn!
lehuynhthanhtuyen169, 33 tuổi, 59 đường 26 phường 16 quận 8
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Dại là bệnh truyền nhiễm lây qua các vết thương hở, không phân biệt vết thương lớn hay nhỏ, chảy máu hay không. Do dại khi phát bệnh, tỷ lệ tử vong gần 100% nên việc dự phòng dại bằng vaccine và huyết thanh là cách phòng bệnh duy nhất và cần được chú trọng khi có vết thương.

Trường hợp của bạn không có vết thương, có thể giảm thiểu khả năng nhiễm virus dại. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng vật nuôi gây các vết thương nhỏ, mờ ở các vị trí khác mà bạn có thể bỏ qua. Do đó, bạn có thể chủ động đến các trung tâm tiêm chủng gần nhất để được bác sĩ tiêm chủng thăm khám vết thương và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Ngoài ra, vaccine dại còn được sử dụng tiêm dự phòng trước khi bị cắn, cào, phù hợp với các trường hợp thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo, động vật hoang dã. Phác đồ tiêm dự phòng gồm 3 mũi, giúp giảm số mũi tiêm sau khi có vết thương và không cần tiêm huyết thanh dù vết thương nặng. Bạn có thể đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn thêm về cách dự phòng dại này.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc gia đình bạn thật nhiều sức khỏe!

Thưa bác sĩ, em bị mèo cào nhẹ, có vết xước và chảy máu ở tay, vậy em có nguy cơ mắc bệnh dại không? Mèo cắn có nguy hiểm như chó cắn không? Em có cần tiêm vaccine phòng bệnh không?
Huỳnh Ngọc Chi, 26 tuổi, TP HCM
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Nhiều người cho rằng mèo hoặc các động vật nhỏ, được nuôi nhốt từ khi còn bé, sẽ không có nguy cơ mắc bệnh dại. Song đây là quan niệm sai lầm vì mèo cũng có nguy cơ gây bệnh dại như chó.

Ở trường hợp của bạn, mèo cào xước và gây chảy máu rất cần tiêm chủng vaccine. Nếu trước đây chưa chủng ngừa, bạn cần hoàn thành phác đồ tiêm 5 mũi vào các ngày 0-3-7-14-28. Nếu trước đó đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 3. Bạn nên đến cơ sở tiêm chủng để xem xét vết thương và chỉ định tiêm ngừa và huyết thanh kháng dại nếu cần.

Thống kê của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm năm 2023, cả nước có 82 người chết vì bệnh dại, trong đó số ca tử vong do mèo cào, cắn khoảng 10%, gần 700.000 người bị chó mèo cắn phải tiêm phòng, tổn thất kinh tế gần 1.000 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 27 ca bệnh dại tử vong và 100.00 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng.

Tại TP HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật ghi nhận ngoài chó gây thương tích 74,8% thì mèo cũng chiếm tỷ lệ 20,5%, tiếp theo là dơi, và các loài động vật khác. Đa số hơn 60% là vết thương ở mức độ III (vết cắn sâu xuyên qua da gây chảy máu hoặc bị súc vật liếm lên vết thương hở).

Dại là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, 100% tử vong khi phát bệnh dại. Bệnh thường tăng cao vào mùa nóng, nhất từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Do đó, việc chủ động dự phòng trước phơi nhiễm rất quan trọng. Người bị cắn phải tiêm vaccine sớm và đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, xử trí đúng cách vết thương do con vật gây ra.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Người chưa quan hệ tình dục có bị nhiễm HPV? Em 20 tuổi, chưa quan hệ tình dục, vậy đây có phải là thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa HPV không ạ?
Ngọc Bích, 20 tuổi, Đà Nẵng
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Nhiều người cho rằng mèo hoặc các động vật nhỏ, được nuôi nhốt từ khi còn bé, sẽ không có nguy cơ mắc bệnh dại. Song đây là quan niệm sai lầm vì mèo cũng có nguy cơ gây bệnh dại như chó.

Ở trường hợp của bạn, mèo cào xước và gây chảy máu rất cần tiêm chủng vaccine. Nếu trước đây bạn chưa chủng ngừa, bạn cần hoàn thành phác đồ tiêm 5 mũi vào các ngày 0-3-7-14-28. Nếu trước đó đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm 3 mũi, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 3. Bạn nên đến cơ sở tiêm chủng để xem xét vết thương và chỉ định tiêm ngừa và huyết thanh kháng dại nếu cần.

Thống kê của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm năm 2023, cả nước có 82 người chết vì bệnh dại, trong đó số ca tử vong do mèo cào, cắn khoảng 10%, gần 700.000 người bị chó mèo cắn phải tiêm phòng, tổn thất kinh tế gần 1.000 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 27 ca bệnh dại tử vong và 100.00 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng.

Tại TP HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật ghi nhận ngoài chó gây thương tích 74,8%, mèo cũng chiếm tỷ lệ 20,5%, tiếp theo là dơi, và các loài động vật khác. Đa số hơn 60% là vết thương ở mức độ III (vết cắn sâu xuyên qua da gây chảy máu hoặc bị súc vật liếm lên vết thương hở).

Dại là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, 100% tử vong khi phát bệnh dại. Bệnh thường tăng cao vào mùa nóng, nhất từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Do đó, việc chủ động dự phòng trước phơi nhiễm rất quan trọng. Người bị cắn phải tiêm vaccine sớm và đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, xử trí đúng cách vết thương do con vật gây ra.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Bác sĩ ơi em không nhớ mình đã bị thuỷ đậu hay đã từng tiêm phòng thuỷ đậu hồi nhỏ chưa, sắp tới em dự định có em bé thì cần tiêm vaccine thủy đậu không? Nên tiêm bao lâu trước mang thai là tốt nhất ạ?
Nguyễn Mai, 28 tuổi, Hà Nội
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Với bệnh thủy đậu, nếu người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế thì không cần phải tiêm phòng, còn nếu tự chẩn đoán đã bị mắc bệnh thì cần tiêm vaccine để phòng ngừa các biến chứng có thể đe dọa đến sức khỏe.

Với trường hợp của bạn, nếu bạn không nhớ rõ lúc nhỏ đã từng mắc bệnh hay chưa thì có thể thực hiện các xét nghiệm như huyết thanh học, PCR... để kiểm tra kháng thể virus thủy đậu IgG và IgM trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy có sự xuất hiện của kháng thể virus thủy đậu trong cơ thể bạn hay không.

Nếu kết quả kháng thể IgG dương tính và IgM âm tính có nghĩa cơ thể bạn đang được bảo vệ trước sự tấn công của virus Varicella Zoster do bạn đã được tiêm phòng hoặc đã từng bị thủy đậu. Nếu kháng thể IgM dương tính, IgG dương tính hoặc âm tính có nghĩa bạn đã bị nhiễm virus thủy đậu và cần điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nếu kháng thể IgG âm tính và IgM âm tính, bạn cần tiêm vaccine càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh. Vaccine được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước mang thai, rất an toàn và tạo miễn dịch gần như suốt đời.

Nếu thai phụ mắc thủy đậu, virus có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân... hoặc thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh, tỷ lệ là 2%. Khoảng 20% mẹ bầu bị thủy đậu phát triển trạng thái viêm phổi, trong đó 40% trường hợp sẽ tử vong.

Hiện Việt Nam đang có đầy đủ 3 loại vaccine thủy đậu, hiệu quả bảo vệ đến 98% gồm Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) với phác đồ 2 mũi cách nhau tối thiểu một tháng. Phụ nữ cần hoàn thành phác đồ trước khi mang thai tốt nhất 3 tháng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Tôi năm nay 42 tuổi thì có tiêm vaccine HPV phòng các bệnh do HPV được không?
Nguyễn Trường Anh Vũ, 42 tuổi, TP.Thủ Đức
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tại Việt Nam, vaccine HPV được chỉ định tiêm chủng trẻ em gái, trẻ em trai, nữ giới và nam giới từ 9 - 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, và các bệnh gây ra bởi virus HPV càng sớm càng tốt, các trường hợp đã quan hệ tình dục cũng cần được chủng ngừa.

Nam và nữ giới nằm trong độ tuổi 9 - 26, không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không đang mắc các bệnh cấp tính,... đều đủ điều kiện tiêm vaccine này mà không cần phải xét nghiệm. Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho người từ 27 tuổi cho tới 45 tuổi. Người trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng vaccine HPV, bạn có thể liên hệ đến các đơn vị tiêm chủng như Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress